Các cuộn vải thường có đa dạng màu sắc, kiểu dáng hoa văn, kích thước … Do đó, việc lưu trữ số lượng lớn thường gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý. Vậy làm thế nào để vừa bảo quản vừa quản lý kho chứa vải một cách hiệu quả nhất? Sau đây, chúng tôi sẽ bật mí 3 mẹo giúp bạn quản lý kho chứa vải cuộn thông minh.
1. Sử dụng kệ chứa hàng hóa
Các cuộn vải có trọng lượng không nhẹ cũng không quá nặng, có thể xếp chồng lên nhau theo hình kim tự tháp để gọn hơn. Tuy nhiên, với số lượng vải lớn, sự đa dạng về chất liệu, màu sắc , hoa văn thì việc sử dụng kệ để hàng vừa gọn vừa giúp phân loại dễ dàng hơn.
Việc để các cuộn vải chất chồng lên nhau rất mất thẩm mỹ, tốn thời gian phân loại và quản lý khó khăn.
Vì vậy, bạn cần có các kệ chứa vải thích hợp.
Video xây dựng hệ thống kệ để vải số lượng lớn vô cùng hiện đại
Gợi ý các mẫu kệ chứa vải:
Tùy thuộc vào số lượng vải ngành dệt may, quy mô xưởng mà bạn lựa chọn loại kệ chứa hàng phù hợp. Sau đây là 4 dòng kệ chứa hàng dệt may, kệ kho vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Kệ trung
Thiết kế nhiều tầng, nhiều ngăn có thể bổ sung thêm các sàn bằng tôn hoặc ván ép để hàng thuận tiện hơn. Trọng lượng của kệ trung tải thường nhẹ , thích hợp để mặt hàng vải vóc, quần áo với số lượng lớn. Mỗi mâm có thể chịu tải trọng từ 300 – 800 kg/tầng.
Với nhiều tầng, nhiều ngăn giúp việc phân loại từng dòng vải cũng trở nên đơn giản hơn.
Kệ drive in
Kệ drive in là dòng kệ chứa hàng nặng nên có thể lưu trữ lượng lớn vải đồng nhất về kích thước hoặc màu sắc. Đặc biệt, thiết kế của kệ drive in là tận dụng triệt để lên tới 70% diện tích kho xưởng. Vì vậy, nếu bạn muốn tối ưu không gian lưu trữ vải thì kệ drive in là sự lựa chọn hợp lý.
Kệ Selective
Nếu doanh nghiệp bạn cần lưu trữ kho với nhiều loại vải và quy cách khác nhau thì kệ selective là ứng cử viên sáng giá nhất. Các nhà máy dệt may, gia công quần áo quy mô lớn đều ưu tiên chọn kệ kho selective bởi:
Đây là dòng kệ tải nặng, khả năng lưu trữ hàng hóa số lượng lớn với trọng lượng lên tới 9000kg/tầng. Lối đi rộng, xe nâng có thể tiếp xúc từ nhiều phía giúp việc bốc dỡ vải trên kệ xuống nhanh chóng hơn.
Kệ sàn công nghiệp kết hợp kệ v lỗ
Ngoài việc sử dụng hệ thống kệ chứa hàng nặng công nghiệp như 2 dòng kệ selective và drive in trên thì bạn có thể cân nhắc sử dụng kệ sàn công nghiệp.
Đối với mật độ hàng hóa quá lớn, diện tích kho xưởng có hạn thì việc tận dụng chiều cao để lưu trữ hàng hóa là điều rất cần thiết.
Kệ sàn công nghiệp chính là kệ sàn tầng lửng, tức là giúp bạn nâng cấp lên 1 tầng để tăng diện tích lưu trữ hàng hóa lên gấp 2 hoặc gấp 3 lần.
Xem thêm: Kệ sàn sắt – Kệ sàn công nghiệp
2. Phân loại, sắp xếp khoa học
Dù đã có hệ thống nhà kho hiện đại, kệ chứa hàng hóa tốt nhưng nếu không biết phân loại, sắp xếp khoa học thì rất khó để quản lý kho vải hiệu quả.
Vải được cuộn lại thành từng cuộn tròn rất khó để phân biệt kích thước, màu sắc, hoa văn, mẫu mã. Vì vậy, trước khi để lên kho kệ thì cần phân loại và phân khu vực để cùng 1 loại vải tại 1 tầng hoặc 1 khu kệ chứa hàng riêng.
Các cách phân loại vải trong kho xưởng hiệu quả
- Phân biệt theo kích thước
- Phân loại theo chất liệu vải
- Phân loại theo màu sắc
- Phân loại theo thời gian nhập và xuất kho
Căn cứ vào số lượng cùng đặc tính vải, từng khu vực được phân chia với diện tích phù hợp nhất. Sao cho tạo điều kiện thuận tiện nhất cho quá trình tìm kiếm, báo cáo xuất nhập.
3. Kiểm tra định kỳ
Tuy vải ngành may dệt trong kho xưởng có kích thước và trọng lượng không nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra thất thoát, mất cắp hoặc tồn kho lâu. Vì thế, giải pháp là bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng thực tế kho vải để có các phương án giải quyết hợp lý.
- Đối chiếu số lượng hàng tồn kho thực tế và trên hệ thống dữ liệu.
- Xem xét các mặt hàng, loại vải tồn kho lâu để có biện pháp bảo quản và giải phóng hàng tồn kho sớm. Tránh tốn chi phí bảo quản.
- Kiểm tra chất lượng vải. Vải là mặt hàng thời gian và có xu hướng (trend) trong thời gian nhất định. Vì thế, chất lượng về màu sắc hoa văn phải đảm bảo đẹp, bền màu. Nếu có bất kỳ sai sót gì có thể khiến giảm chất lượng vải. Ví dụ: Vải để lâu mà không được bảo quản tốt rất dễ bị mục, lớp vải dễ rách gây giảm chất lượng sản phẩm. Từ đó gây tổn thất không nhỏ cho tình hình kinh doanh.
Việc kiểm tra này thường được làm thủ công bằng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, quá trình này khá tốn thời gian. Do đó, các kho vải hiện nay đều sử dụng các phần mềm quản lý hoặc công thức trên file Excel để có thể check hàng mỗi ngày.
3 mẹo quản lý kho vải trên vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và hỗ trợ việc quản lý cũng như cải thiện tình hình kinh doanh đáng kể. Chúng tôi hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có được thêm các cách để quản lý kho vải của mình hiệu quả hơn.